Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp phổ biến vì chi phí tiết kiệm, tính hiệu quả cao, hãy cùng tìm hiểu quy trình dưới đây.
Niềng răng mắc cài kim loại gồm những loại nào?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha ra đời đầu tiên và cho đến hiện nay vẫn rất được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi. Bởi phương pháp này có lực siết rất mạnh và ổn định giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn và có thể chịu được tác động từ nhiều loại lực trong sinh hoạt hằng ngày. Bộ mắc cài kim loại bao gồm các bộ phận: mắc cài kim loại, dây cung kim loại, dây chun hoặc khóa tự buộc. Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 18 – 36 tháng, tùy theo tình trạng sức khỏe răng miệng và phương pháp lựa chọn. Hiện nay có 3 hình thức niềng răng bằng mắc cài kim loại:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Với phương pháp này, mắc cài kim loại và dây cung sẽ được gắn trực tiếp lên mặt ngoài của răng. Các dây cung sẽ siết chặt dần trong quá trình niềng răng để tạo lực di chuyển răng về vị trí mong muốn.
Ưu điểm
- Thích hợp cho mọi trường hợp sai lệch về răng, từ đơn giản đến phức tạp.
- Lực kéo mạnh và ổn định, đem lại kết quả hiệu quả cao.
- Chi phí thấp, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ không cao trong quá trình niềng răng.
- Có thẻ cảm thấy vướng víu, khó chịu trong thời gian đầu.
- Gặp khó khăn trong việc ăn các món dai, dính.
- Khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoàn toàn.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc được cải tiến nhiều hơn để đem lại sự thuận tiện hơn trong quá trình niềng răng. Giống với phương pháp truyền thống, công nghệ này vẫn sử dụng mắc cài và dây cung để tạo ra lực di chuyển răng. Tuy nhiên, phương pháp mắc cài tự buộc không cần sử dụng thun mà thay vào đó là hệ thống nắp trượt tự động.
Ưu điểm
- Hiệu quả chỉnh nha cao do lực di chuyển được tác động liên tục lên răng, bác sĩ dễ dàng kiểm soát lực tác động lên răng.
- Có cơ chế khung trượt đóng mở đơn giản, dễ dàng.
- Làm giảm lực ma sát của dây cung trong khe mắc cài, giảm lực ép để di chuyển răng.
- Vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
- Có thể rút ngắn thời gian chỉnh nha từ 1 – 2 tháng.
Nhược điểm
- Mắc cài tự buộc rất dày, làm cho người dùng cảm thấy khó chịu, đặc biệt là trong trường hợp môi bị căng.
- Vẫn thiếu tính thẩm mỹ.
- Có cảm giác vướng và khó chịu trong thời gian đầu.
- Chi phí cao hơn khá nhiều so với mắc cài truyền thống.
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
Phương pháp này còn có tên gọi khác là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Niềng mắc cài mặt trong cũng sử dụng dây cung và mắc cài, tuy nhiên vị trí gắn chúng sẽ là ở mặt trong của răng, phía lưỡi và vòm miệng. Nguyên lý hoạt động của nó cũng tương tự các phương pháp niềng răng mắc cài khác.
Ưu điểm
- Có tính thẩm mỹ cao: khi giao tiếp hàng ngày cực kỳ khó để phát hiện niềng răng, thích hợp với những người có công việc cần phải giao tiếp nhiều như: ca sĩ, diễn viên, MC, người mẫu,…
- Có độ an toàn: các khí cụ được làm bằng chất liệu cao cấp, không bị oxy hoá trong môi trường khoang miệng.
- Không ảnh hưởng đến bề mặt răng: không cần lo lắng xuất hiện những đốm trắng hoặc thủy khoáng trên bề mặt răng, sâu răng,…
Nhược điểm
- Chỉ hiệu quả tốt với những trường hợp răng và khớp cắn bị sai lệch mức độ nhẹ đến vừa phải. Bị cộm cấn nhiều, dễ tiếp xúc và cọ xát với lưỡi khi ăn uống, nói chuyện.
- Cực kỳ khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Cần thời gian lâu hơn so với niềng răng mặt ngoài.
- Chi phí cao hơn gấp nhiều lần so với kỹ thuật truyền thống.
Với 3 phương pháp niềng răng mắc cài trên, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn cho bạn cách niềng phù hợp với tình trạng răng và nhu cầu của bạn.
Đối tượng nên áp dụng niềng răng mắc cài kim loại
Phương pháp niềng bằng mắc cài kim loại phù hợp với hầu hết trường hợp, tuy nhiên dưới đây là 4 trường hợp nếu được áp dụng sẽ có kết quả tốt nhất:
Răng hô
Răng hô (răng vẩu) là tình trạng các răng ở cung hàm trên bị nhô ra phía trước quá nhiều hơn bình thường. Có 5 nguyên nhân chính gây ra răng vẩu là:
- Do răng mọc lệch, thường là mọc lệch hàm trên.
- Do kích thước răng quá lớn so với cung răng nên không đủ chỗ, khiến răng chìa hoặc mọc chen chúc nhô ra ngoài.
- Do các thói quen xấu như ngậm ti giả, mút tay.
- Do răng sữa rụng quá sớm.
- Do cấu trúc hàm trên bị phì đại quá mức so với hàm dưới.
Răng móm
Răng móm có dấu hiệu nhận biết là khi khép miệng lại, cung hàm dưới sẽ bao phủ bên ngoài cung hàm trên. Các nguyên nhân gây ra tình trạng răng móm có thể kể đến là:
- Do di truyền, bẩm sinh.
- Do các thói quen xấu như ngậm vú giả, mút tay,…
- Do bị mất răng sớm, hoặc răng mọc quá muộn khi hàm đã phát triển ổn định.
Răng mọc chen chúc, khấp khểnh
Răng mọc chen chúc thường sẽ bị nghiêng, xoay, không mọc thẳng hàng trên cung hàm so với các răng khác, hoặc thậm chí là mọc ngầm trong xương. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng có thể do di truyền, bẩm sinh hoặc các thói quen xấu lúc nhỏ, do các bệnh lý nha khoa dẫn đến mất răng sớm.
Răng bị thưa
Các răng mọc thưa là khi các răng mọc cách xa nhau trên cùng cung hàm. Nguyên nhân gây ra có thể do các yếu tố sau:
- Do di truyền hoặc bẩm sinh.
- Răng bị mọc ngầm, mọc sai vị trí.
- Xương hàm có kích thước rộng.
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại
Tại nha khoa My Auris, quy trình niềng mắc cài kim loại gồm 4 bước chính như sau:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Đây là bước vô cùng quan trọng vì là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an toàn và kết quả niềng răng thành công.
Khi khám tổng quát sức khỏe răng miệng, bác sĩ tại My Auris cũng sẽ khảo sát các vấn đề về xương và thăm khám chuyên sâu trước khi lên phác đồ điều trị cụ thể. Sau khi đã được tư vấn kĩ hơn về phương pháp niềng và chất liệu mắc cài bạn sẽ được ký hợp đồng chỉnh nha với các cam kết thành công của nha khoa My Auris.
Bước 2: Vệ sinh răng ban đầu
Ở bước này, bệnh nhân sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Đồng thời nếu khách hàng gặp phải các bệnh lý nha khoa như bị viêm nha chu, có răng cần trám, chữa tủy,… thì sẽ được điều trị triệt để trước.
Bước 3: Lắp mắc cài
Sau khi răng miệng đã được vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ tại My Auris sẽ bắt đầu gắn khí cụ niềng răng cho bệnh nhân. Các bước gắn khí cụ niềng sẽ bao gồm:
- Gắn chun tách kẽ
- Lấy dấu hàm
- Lắp nong hàm
- Gắn khâu
- Gắn mắc cài niềng răng
Về độ bám dính của mắc cài trên răng, bạn có thể hoàn toàn yên tâm không lo bị rớt vì tại nha khoa My Auris, mắc cài sẽ được gắn lên từng răng bởi keo nha khoa, rồi sử dụng đèn chiếu để đông đặc keo dính, cố định mắc cài chắc chắn.
Bước 4: Siết niềng răng định kỳ
Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hẹn lịch tái khám định kì 1-2 tháng/lần. Khi này, bác sĩ sẽ siết niềng, thay dây chun (nếu cần), nâng khớp cắn, gắn tube và nhổ răng nếu cần thiết để các răng di chuyển đến vị trí mong muốn theo đúng kế hoạch của phác đồ điều trị.
Nếu bạn còn các thắc mắc khác, hãy liên hệ ngay với nha khoa My Auris để được tư vấn nhé!
Phương Trang